Du lịch khám phá những bí ẩn ở chùa Dơi Sóc Trăng

Điểm nhấn ở nơi đây là chùa Dơi Sóc Trăng, ngôi chùa này có một quần thể kiến trúc khá đẹp, du khách khi đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc này.

Chùa Dơi hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup là quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3 km về hướng đông nam. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa. Du lịch chùa Dơi ở Sóc Trăng khiến tâm hồn thư thái hơn, cũng được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp.

1.Lịch sử chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện. Năm 1999, Chùa Dơi ở Sóc Trăng đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Lịch sử chùa Dơi Sóc Trăng
Lịch sử chùa Dơi Sóc Trăng

Đến năm 2008, Chùa Dơi Sóc Trăng bị cháy ngôi chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ. Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi Sóc Trăng được đưa vào hoạt động, nằm phía đối diện cổng chùa, có bãi đậu xe rộng rãi, và các dịch vụ tiện ích khác như nhà hàng chùa Dơi, xe điện.

2.Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng

Ngôi chùa này có kiến trúc Khmer cổ, chánh điện được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kembar chắp hai tay trước ngực…

– Trong chánh điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Mucalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Đặc biệt, trong Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.

Bên ngoài chánh điện chùa là khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Trong khuôn viên còn có xây nhiều bảo tháp chứa di hài các sư trụ trì chùa, và nhà hội Sa La với kiến trúc kiểu nhà rông, làm nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi…

Ngoài ra, phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng) được các nhà sư nuôi trong chùa, và khi chết chúng được chôn tại đây. Hiện chùa vẫn còn nuôi 4-5 con heo 5 móng.

3.Loài dơi ở Chùa Dơi Sóc Trăng

Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng nghìn chú dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá. Lúc cao điểm chùa thu hút tới hơn một triệu con dơi. Mặc dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát, nhưng việc dơi chỉ chọn chùa Mã Tộc làm nơi cư trú dường như vẫn là điều bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.

Loài dơi ở Chùa Dơi Sóc Trăng
Loài dơi ở Chùa Dơi Sóc Trăng

Dơi ở chùa chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, có trọng lượng 1 – 1,5 kg và sải cánh rộng đến 1,5 m. Là giống dơi ăn quả và sống trong khu vườn xum xuê cây trái nhưng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn.

Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Kỳ lạ thay, chúng bay thành hàng và lượn vài vòng trên bầu trời khu vực chùa chứ không bao giờ bay thẳng qua nóc ngôi chính điện. Dù chưa thể giải thích vì sao nhưng nhiều người liên tưởng điều này giống như lời cầu khẩn đức Phật ban phước lành của bầy dơi trước khi đi.

Bí ẩn của chùa Dơi đã được giaitrididong giải mã, nếu có dịp du lịch đến địa điểm này bạn cũng không nên hoảng sợ nhé.