Du lịch khám phá nhà thờ Mằng Lăng trăm tuổi ở Phú Yên

Phú Yên là một nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là điểm đến mới trong các hành trình du lịch trong nước. Du lịch nhà thờ Mằng Lăng là một địa điểm như thế.

Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassaigne mà người dân xứ đạo tại đây gọi tên theo tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng, phụ trách việc xây dựng nhà thờ, đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

1.Công trình kiến trúc nổi tiếng ở nhà thờ Mằng Lăng

Lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa. Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sự không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ. Ngoài ra, trước nhà thờ này còn có một khu hầm be bé nhưng lại được xây dựng khá là kì công bởi bên trong hầm còn có rất nhiều chỗ được điêu khắc chạm trổ  với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.

Công trình kiến trúc nổi tiếng ở nhà thờ Mằng Lăng
Công trình kiến trúc nổi tiếng ở nhà thờ Mằng Lăng

Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa với sơn phủ màu xanh xám đã sờn màu qua hàng thế kỷ tọa lạc giữa giáo xứ Mằng Lăng. So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh), nhà thờ Con Gà (Đà Lạt)…; hay những nhà thờ có kiến trúc Gothic nổi tiếng trên thế giới thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn. Nhưng một trong những khám phá mới mẻ khi chúng tôi đến nhà thờ Mằng Lăng là hang thánh đường trong lòng một quả đồi nhân tạo ở cánh tay trái nếu đi từ ngoài vào qua cổng chính.

Từ một lối vào nhỏ hình vuông kê bằng đá lại dẫn vào một không gian khá rộng lớn, mang tới cảm giác huyến bí với vòm hang và những chân trụ trông như những khối thạch nhũ ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) hay trong các động Phong Nha, động Thiên Đường (Quảng Bình).

2.Nguồn gốc tên gọi nhà thờ Mằng Lăng

Nguồn gốc tên gọi nhà thờ Mằng Lăng
Nguồn gốc tên gọi nhà thờ Mằng Lăng

Đến khám phá nhà thờ, nhiều du khách sau khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc Gothic cổ điển đều tò mò tên gọi của nhà thờ. Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ.

Trong sân nhà thờ có một khu hầm được xây dựng rất công phu. Bên trong hầm là công trình tái hiện lại câu chuyện về thánh Anrê, được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Ngoài ra, hầm còn là nơi lưu giữ sách quốc ngữ đầu tiên được in vào năm 1651 tại Ý. Bên cạnh đó, nhà thờ Mằng Lăng còn lưu giữ một số hiện vật quý, trong đó có bộ bàn ghế làm từ gỗ mằng lăng, có đường kính 1,5m.

Có dịp bạn hãy cùng giatrididong đi du lịch Phú Yên, ghé đến với nhà thờ Mằng Lăng, trước hết là cảm nhận nét đẹp cổ kính của nhà thờ, sau đó còn là sự rung cảm trước tình thương nhân ái đang tồn tại trong lòng nhà thờ.