Xe ô tô bán tải tại Việt Nam từ ảm đạm tới bùng nổ doanh số
Xe ô tô bán tải giờ đây không còn là cái tên xa lạ với người Việt nhưng ít ai biết rằng từng có thời điểm nó không được người Việt mặn mà khi có nhu cầu mua xe 4 bánh. Trước đó, vào đầu thế kỷ 21, xe bán tải đã bắt đầu nhen nhóm tại Việt Nam. Khi những chiếc Ford Ranger được bán ra theo diện phục vụ cho chương trình 135. Nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng xâu vùng xa.
Tuy nhiên, phải tới năm 2008. Mitsubishi Triton mới được coi là kẻ khai phá phân khúc xe bán tải Việt dành cho các khách hàng cá nhân. Đáng tiếc rằng, dù bùng nổ hơn so với trước đây. Nhưng vào thời điểm này xe bán tải vẫn chưa được người Việt ưa chuộng. Một phần vì kiểu dáng, cách sử dụng chưa quen. Nhưng phần lớn là do những bối rối trong cách tính thuế, phí của cơ quan quản lý. Chủ yếu là do không biết nên xếp xe bán tải vào nhóm xe tải chở hàng hay xe… chở người.
Phải tới cuối năm 2012 điều này mới thực sự rõ ràng, sáng tỏ. Khi Bộ Tài chính có văn bán chính thức về lệ phí trước bạ đối với xe bán tải. Chấm dứt tình trạng cùng một xe nhưng có cộng đồng xã hội thu phí như xe ô tô. Có nơi tính phí như xe tải khiến người tiêu dùng hoang mang không dám xuống tiền. Theo đó, những xe bán tải đang bán ra thị trường Việt Nam thời bấy giờ chính thức được hưởng mức phí trước bạ 2% trên toàn quốc. Thay vì một số nơi chịu mức 10 – 20% như xe ô tô. Chấm dứt những bức xúc từ cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Từ đây mở ra một trang mới sáng lạn hơn…
Bằng chứng là phân khúc xe bán tải bất ngờ tăng trưởng mạnh. Rơi vào khoảng hơn 6.000 xe và lần đầu có thành viên lọt vào top 10 xe bán chạy nhất thị trường xe ô tô Việt trong năm. Đây cũng là năm chứng kiến sự xáo trộn lớn về thứ hạng trong phân khúc này khi bán tải Mỹ lên ngôi, xe Nhật lép vế. Điển hình là người khai phá Mitsubishi Triton rơi vào vị trí gần bét bảng. Trước đó, phân khúc bán tải cũng bắt đầu tăng trưởng từ năm 2010 nhưng phải đến năm 2013 mới thực sự là một cú hích lớn.
Tới năm 2014, phân khúc này tiếp tục tăng trưởng nóng lên gấp rưỡi với 9.705 xe. Tuy nhiên, nhiêu đó chưa là gì so với năm 2015 khi doanh số tiếp tục tăng mạnh, đạt 16.741 xe chưa kể Nissan Navara do không nằm trong thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Đặc biệt, vào năm ngoái, phân khúc này tiếp tục lên tầm cao mới với 23.099 xe, tăng trưởng 38%. Tính đến giữa năm nay, số xe bán tải tới tay khách hàng từ đầu năm cũng đã đạt 11.500 xe và dự kiến bùng nổ hơn nữa trong những tháng cuối năm do những thông tin xoay quanh việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ với dòng xe này.
Có thể nói mặc dù mới bắt đầu có dấu ấn kể từ đầu thập kỷ này nhưng chỉ sau gần 7 năm bán tải đã trở thành một thế lực mới chỉ chịu đứng sau dòng xe sedan và SUV. Doanh số quá lớn trong khi đóng góp vào ngân sách quá ít so với dòng xe du lịch là lý do chính khiến dòng xe này có thể phải chịu thuế, phí cao hơn. Động thái đầu tiên, có lẽ chính là sau ngày 1.7.2016 khi chính thức thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt lên 20% với xe bán tải có động cơ 2.5 – 3.0 lít và 25% với xe trên 3.0 lít thay vì “đánh đồng” 15% như trước đây.
Nhiều khả năng, xe bán tải phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ cao hơn so với thời điểm hiện tại sẽ không còn xa. Lúc này chưa thể nói về sự thăng trầm của phân khúc này trong tương lai nhưng chắc chắn từ nay tới cuối năm xe bán tải sẽ còn bùng nổ hơn nữa về doanh số trước xu hướng mua xe né thuế của người tiêu dùng.