Lặng thầm ngắm vẻ đẹp độc nhất vô nhị ở Thành cổ Sơn Tây

Nói đến Hà Nội thường nhắc đến Hoàng Thành Thăng Long và Thành Cổ Loa. Tuy nhiên, cũng không thể quên được vẻ đẹp độc nhất vô nhị ở Thành cổ Sơn Tây.

Từ lâu Thành cổ Sơn Tây đã in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam bằng những câu thơ, bài hát hào hùng về lịch sử dân tộc. Là một trong những thành trì lớn nhất còn tồn tại ở Hà Nội, Thành cổ Sơn Tây là điểm đến thu hút nhiều du khách đến tham quan khám phá vẻ đẹp lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo của nó. Hãy cùng đi du lịch Thành cổ Sơn Tây để khám phá nhé.

1.Lịch sử hình thành của Thành cổ Sơn Tây

Lịch sử hình thành của Thành cổ Sơn Tây
Lịch sử hình thành của Thành cổ Sơn Tây

Khoảng thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,…) giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất và lần thứ hai của Pháp. Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thành phố Sơn Tây tỉnh Hà Tây và trở một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

2.Đến Thành cổ Sơn Tây đi như thế nào?

Nằm ở phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Thành cổ Sơn Tây không quá xa trung tâm thành phố Hà Nội. Du khách có thể dễ dàng đi xe khách, xe ô tô, xe bus hoặc xe máy để đến thành cổ. Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể bắt xe số 70, 71 hoặc 77. Đối với các bạn trẻ ưa du lịch khám phá, xe máy là lựa chọn thích hợp nhất cho chuyến đi phượt ngắn này. Lái xe dọc theo tuyến quốc lộ 32, chạy thẳng thị xã Sơn Tây khoảng chừng 42 cây số thì Thành cổ Sơn Tây đã hiện ra trước mắt.

3.Công trình kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây

Ấn tượng đầu tiên mà du khách dễ dàng cảm nhận ở thành cổ Sơn Tây là hình ảnh những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát quanh năm. Những bộ rễ sần sùi vươn dài ôm trọn lấy những bờ tường rêu phong, những cổng thành đổ nát tạo một nét đẹp cổ kính.

Công trình kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây
Công trình kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây có chu vi 326 trượng 7 thước tương ứng với 1306,8 mét. Chu vi mặt nước rộng lớn bao quanh thành với 448 trượng (1792 mét), rộng 26,8m và sâu 4m. Tường thành được xây dựng cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Mới chỉ nhìn từ xa thôi, khách du lịch đã bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn mà thành cổ bao phủ, nổi bật giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Thành có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền, chính Bắc là cổng Hậu, hai cổng Tả và Hữu. Hai cổng Tiền và Hậu đều có cầu bắc qua hào nước dẫn vào cổng thành. Cổng Tiền nhìn ra phố Quang Trung, cổng hậu hướng ra phố Lê Lợi thẳng tới bờ sông Hồng. Cổng Tả nhìn ra chợ Nghệ, cổng Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo.

Mỗi cổng thành có hình tứ giác, có mặt cắt hình thang. Phía trên mỗi cổng đều có lầu canh (vọng lâu) và chỉ có duy nhất một lối ra vào. Phía ngoài có đắp Dương mã thành (mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Bề mặt thành có nhiều lỗ phía trên để quân lính nấp từ trong bắn súng ra ngoài.

Công trình kiến trúc nổi bật nhất ở trong thành phải kể đến Điện Kính Thiên và cổng Vọng Cung (Đoan Môn cổ). Đây là khu vực an tọa, nghỉ ngơi và đi lại của nhà vua vào các ngày lễ tế, lễ bái long trọng, uy nghiêm. Ngoài các chiến lũy với hệ thống thông hào chằng chịt, lũy tre xanh thẳng tắp rợn ngợp, thành còn được bố trí ba khẩu đại bác to lớn ở 3 mặt tiền phục vụ cho mục đích tấn công và phòng thủ, bảo vệ sự an toàn của nhà vua và thành trì.

Bài viết trên đây đã được tin giải trí nói cho bạn biết về cách đến Thành cổ Sơn Tây như thế nào rồi. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi thú vị và bổ ích.