Trung Quốc dùng Linkedin làm công cụ mua lại bí mật của Mỹ

Đối với sự bảo mật của các mạng xã hội như twitter, facebook, instagram hay linkedin đều cần phải đề cao tính bảo mật. 

Mới đây, Trung tâm An ninh và Chống gián điệp Quốc gia Mỹ cho biết họ phát hiện ra ngày càng nhiều các cơ quan gián điệp Trung Quốc đang sử dụng các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội tìm việc thuộc sở hữu của Microsoft và thuyết phục những người đang nắm quyền truy xuất đến các bí mật thương mại và bí mật chính phủ chia sẻ những thông tin đó.

Về phía mình, LinkedIn cho biết đã xoá bỏ khoảng 40 tài khoản liên quan đến hoạt động nêu trên, và công ty cũng đang làm việc tích cực với chính phủ Mỹ để điều tra sâu hơn. Mạng xã hội này khẳng định có hơn 562 triệu người dùng trên toàn thế giới, trong đó có 150 triệu người ở Mỹ.

LinkedIn tuyên bố rằng hiện tại họ đang có 575 triệu người dùng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó riêng tại Mỹ có hơn 150 triệu thành viên.

Mạng xã hội LinkedIn
Mạng xã hội LinkedIn

Trước đó giới chức Đức và Anh Quốc cũng đã cảnh báo công dân của họ về việc Trung Quốc đang sử dụng LinkedIn để cố gắng tuyển dụng người dân hai nước này làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh. Trong khi đó, với tiết lộ của ông Evanina, đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Mỹ công khai thảo luận về việc Trung Quốc dùng LinkedIn gián điệp nước Mỹ. Điều này cho thấy thách thức này đã trở nên nghiêm trọng hơn so với trước đây.

Vì sao Trung Quốc không cần Facebook, Google?

Thống kê của Tech In Asia vào năm 2014 cho thấy, người Trung Quốc nhắn tin bằng WeChat và Laiwang, dùng ứng dụng kết bạn riêng với tên gọi Momo thay thế cho Snapchat.

Thay thế Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng nhỏ lẻ khác cho từng nhóm người dùng.

Nhiều trang chia sẻ video nở rộ như Youku, PPTV, Sohu Video hay iQiyi, chúng chiếu phim ảnh, chương trình truyền hình có bản quyền, và mỗi website đều có thế mạnh riêng. Youtube hay Hulu chưa có mặt tại đây.

Thay thế cho các dịch vụ Google, người dùng có Baidu là công cụ tìm kiếm, QQ thay thế Google Mail. Gần như mọi dịch vụ quốc tế đều có một phiên bản Trung Quốc do chính các công ty nội địa tạo ra.

Kết quả, hàng nghìn trang web đồi trụy được khóa ngay lập tức, nhiều trang web khác như YouTube, Flickr hay Wikipedia bị kiểm soát mạnh. Facebook bị chặn năm 2009 và gần như tất cả các dịch vụ của Google không thể truy cập từ 2014.

LinkedIn, trang cộng đồng tìm việc lớn nhất thế giới, đã có nhiều động thái “chiều lòng” chính quyền Trung Quốc bằng cách xóa những nội dung được các nhà quản lý cho là “nhạy cảm”.

Năm 2016, Google Play có cơ hội trở lại Trung Quốc, về lý thuyết, nó mở ra cánh cửa rộng hơn cho các nhà phát triển nước ngoài, nhất là ngành công nghiệp game di động.

Đầu năm nay, Bắc Kinh siết chặt luật lệ, giới hạn quyền hoạt động và thương mại các dịch vụ, nội dung điện tử. Theo đó, các cố gắng của Google gần như đổ sông đổ bể.

Theo giaitrididong, Apple cũng từng phải nhượng bộ tại quốc gia tỷ dân. Năm 2014, họ đồng ý yêu cầu của chính phủ, trao dịch vụ iCloud của người dùng Trung Quốc vào các máy chủ của Trung Quốc.

Có thể, các tên tuổi nước ngoài sẽ tiến dần vào thị trường tỷ dân này, nhưng cho đến hiện tại, sân chơi đó vẫn chỉ dành cho các tên tuổi nội địa. Trung Quốc đang là một “ốc đảo” của thế giới công nghệ, và có vẻ như nó hoàn toàn đủ sức tự lực cánh sinh.