Tốn 93 triệu đóng phí BOT, trong khi đó phí xăng dầu chỉ bằng 1/5.

Trong các tin xã hội được đưa tin trên các bản tin thời sự trong ngày. Tin tức xã hội nóng nhất có lẽ liên quan đến các BOT. Đáng chú ý là theo thống kê, số tiền dành cho xăng xe chỉ khoảng 20 triệu. Trong khi đó đóng chi phí cho BOT lên tới gần 100 triệu đồng.

                Tờ Đại biểu Nhân dân đã chỉ ra nhiều mặt trái trong nhiều dự án BOT

Đi từ Bắc – Nam: Tốn khoảng 20 triệu tiền xăng dầu song mất đến 93 triệu tiền phí BOT

Theo các tin xã hội đưa tin, tuần này, báo cáo của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, vi phạm của bộ Giao thông vận tải trong triển khai các dự án BOT và BT.

Các trang tin xã hội cập nhật, kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức xây dựng, chuyển giao (BT) và xây dựng vận hành và chuyển giao (BOT) do Thanh tra Chính phủ công bố trong tuần này. Bên cạnh mặt tích cực, kết luận thanh tra đã chỉ ra chỉ ra 5 khuyết điểm, vi phạm của bộ Giao thông vận tải trong triển khai các dự án BOT và BT.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, qua kiểm tra một số nội dung về tổng mức đầu tư đối với 6 dự án, xác định giá trị phê duyệt sai tăng hơn 451 tỷ đồng

Theo kết quả thanh tra, hơn 70 dự án đã thực hiện đều không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu mà 100% là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia. Trong đó có cả nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo năng lực dẫn đến nhiều bất cập, sai sót.

Khuyết điểm nữa là Bộ Giao thông vận tải coi nặng tiêu chí hoàn vốn dự án. Việc này dẫn đến các dự án BT, BOT hầu hết thực hiện ở những khu vực giao thông trọng yếu, đặt một số trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, mức phí cao, tăng nhanh….

Tin xã hội “nóng: với lý do BOT và BT “đắt đỏ”

Giaitrididong.net đưa tin, trong bài viết “Giải quyết mặt trái của BOT”. Tờ Đại biểu Nhân dân cho biết, nhà đầu tư muốn vốn đầu tư cao vì sẽ thu nhiều phí hơn, kéo dài thời hạn thu phí. Nhà nước dễ chấp nhận vốn đầu tư cao vì không lo hoàn vốn nên dễ chấp nhận chi phí bất hợp lý. Dễ chấp nhận kéo dài thời hạn thu phí vì không mất gì.

Nhà thầu thì không quan tâm đến giá cả vì được chỉ định. Còn nhà xe không có quyền lựa chọn, buộc phải đi với giá đắt. Chung cuộc thì đầu tư vào BOT kiểu gì cũng có lãi. Chi phí rất cao và bóp chết nền kinh tế.”

Trong một góc nhìn khác, trong bài viết “BOT – mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu” tờ Tiền Phong cho biết quyền lợi của khách hàng với các dự án BOT đang bị xem nhẹ. Khách hàng bị bắt trả bao nhiêu phải trả bấy nhiêu.

Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam Phạm Ngọc Hùng thì cho rằng điều đáng sợ hơn cả trong các dự án BOT hiện nay là tình trạng “nhóm lợi ích sân sau”.

Cùng với đó, một số liệu khác cũng rất đáng phải suy ngẫm, đó là mỗi xe container đi từ Bắc – Nam mất chỉ khoảng 20 triệu tiền xăng, nhưng mất đến 93 triệu tiền phí BOT.