Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Cty CP Biowish Việt Nam tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ sinh học Biowish trong nuôi trồng thủy sản” tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu.
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Nghĩa, trình bày:
- Phương pháp xử lý và nâng cao chất lượng môi trường ao nuôi.
- Sử dụng sản phẩm Biowish TM Aquafarm xử lý ao trước khi thả giống, trong quá trình nuôi tôm.
- Bổ sung vi sinh, nâng cao chất lượng tôm (sản phẩm Biowish TM Multibio 3PS).
Sản phẩm đã chứng minh thực tế mà Cty đã triển khai mô hình tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi sôi nổi. Giữa các nhà quản lý và các chủ hộ nuôi thủy sản về ứng dụng công nghệ sinh học của Biowish. Qua đó, cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, các chủ hộ đã nắm bắt kỹ thuật. Chuẩn bị bị các điều kiện để triển khai công nghệ sinh học nuôi thủy sản tại địa phương.
Hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản tại nhiều tỉnh ven biển đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tác động một cách tích cực lên ngành thủy sản, tạo ra những giá trị về năng suất, chất lượng sản phẩm.
Việc thâm canh thủy sản phát triển ngày càng mạnh. Sẽ là nguyên nhân dẫn đến môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bởi vậy, nhiều công nghệ mới nuôi trồng thủy sản ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ra đời như: Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), hệ thống nuôi thủy sản Raceway, công nghệ Biofloc, công nghệ Aquaponics, công nghệ nano, ứng dụng chế phẩm EM gốc.
Khi ứng dụng các công nghệ này. Kết quả đều cho thấy, môi trường nước đã được xử lý tốt hơn. Nâng cao tính an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Phát triển nghề nuôi thủy sản ngày một bền vững. Thân thiện với môi trường, đảm bảo có những sản phẩm sạch, chất lượng cao.
Ởtrại giống sản xuất giống tôm càng xanh và tôm sú của vùng ĐBSCL. Nhiều người nuôi trồng thủy sản đã ứng dụng dùng chế phẩm EM gốc kết quả ban đầu rất khả quan. Kết quả cho thấy, mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ sống, năng suất và giảm trên 20% hệ số thức ăn của tôm.
Con giống là yếu tố luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, công nghệ sinh học di truyền là chìa khóa cho đổi mới trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu chính tăng hiệu quả sinh sản và cải thiện di truyền ở vật nuôi. Cải thiện giống vật nuôi nội địa là một chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ở các nước đang phát triển. Công nghệ sinh học sinh sản ở thủy sản tạo cơ hội tăng tỷ lệ nuôi trồng. Tăng cường quản lý các loài thủy sản nuôi trồng. Hạn chế tiềm năng sinh sản của các loài thủy sản biến đổi gen.
Theo Bộ NN&PTNT, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đã đạt được những thành tựu về công nghệ sinh học trong con giống giai đoạn 2007 – 2014. Đã đưa vào phát tán và nuôi thương phẩm cá tra chọn giống tăng trưởng nhanh. Một dòng cá rô phi đỏ nuôi phát tán. Nuôi đánh giá thử nghiệm tại các vùng nước lợ và ngọt. Tạo ra giống rô phi lai xa dòng Israel cho hiệu quả tốt.
Các đàn tôm sú, tôm thẻ chân trắng chọn giống đã được nuôi ở các vùng địa lý khác nhau. Cho kết quả tăng trưởng tốt… Các nhiệm vụ nghiên cứu có ứng dụng công nghệ gen được thực hiện trên cá tra. Tôm thẻ chân trắng, tôm sú cũng đang được tập trung nghiên cứu. Tiếp tục phát triển trong các năm tới.