Lỗ nặng nề, đường sắt xin hỗ trợ giá để duy trì an sinh xã hội

Đường sắt Việt Nam có một số tuyến tàu có doanh thu thấp, mật độ hành khách đi lại không cao đã dẫn đến thu không đủ chi nhưng vẫn phải chạy tàu để đáp ứng phần dân cư có nhu cầu đi lại trên tuyến (tàu an sinh xã hội).

Hiện trường vụ va chạm 2 tàu hàng tông thẳng nhau.
                                        Hiện trường vụ va chạm 2 tàu hàng tông thẳng nhau.

[Đường sắt Việt Nam tiến hành tiếp cuộc ‘đại phẫu’ cổ phần hóa, thoái vốn]

Theo ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, trong nhiều năm qua, ngành đường sắt đã duy trì tổ chức chạy tàu khách trên các tuyến đường Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Quán Triều, Yên Viên-Hạ Long… Đây là những tuyến có doanh thu thấp, mật độ hành khách đi lại không cao nhưng vẫn phải chạy tàu.

“Công ty đã có nhiều giải pháp để thu hút hành khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh trên các tuyến nhưng kết quả mang lại không nhiều, doanh thu không đủ trả các khoản mục chu phí nên từ năm 2017 đã phải dần cắt giảm một số đoàn tàu kém hiệu quả trên các tuyến nêu trên,” ông Hiệp trả lời giaitrididong.net

Về tình trạng thu không đủ chi, theo báo cáo của Công ty, năm 2017 trên 3 tuyến tàu khách gồm HĐĐ5/6 (Hà Nội-Đồng Đăng) có chênh lệch thu chi âm tới gần 8 tỷ đồng; H1901-1902 (Hà Nội-Quán Triều) âm 5,7 tỷ đồng; H51501-51502 (Yên Viên-Hạ Long) âm gần 7,5 tỷ đồng.

Hiện, Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, VNR trước mắt cho phép các tàu khách chạy trên các tuyến Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Quán Triều-Yên Viên-Hạ Long được áp dụng hỗ trợ giá thực hiện nhiệm vụ vận tải an sinh xã hội để Công ty phục hồi lại chạy tàu khách trên các tuyến trên phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong sáu tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đường sắt Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh có 3 tuyến đường sắt chạy qua phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để giúp đỡ đơn vị hoàn thiện thủ tục về chạy tàu an sinh xã hội.

Công ty đường sắt Hà Nội cũng đưa ra bảng dự kiến doanh thu, chi phí cho sáu tháng cuối năm (368 đoàn tàu cho mỗi tuyến) với số tiền có thể lên tới âm 12 tỷ đồng.

Đường sắt Việt Nam có một số tuyến tàu có doanh thu thấp, mật độ hành khách đi lại không cao
Đường sắt Việt Nam có một số tuyến tàu có doanh thu thấp, mật độ hành khách đi lại không cao

“Truy vấn” trách nhiệm ngành đường sắt Việt Nam

Tại cuộc họp về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt vào chiều tối nay (28/5), ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, qua phân tích sơ bộ các vụ tai nạn trong mấy ngày qua, nguyên nhân chủ yếu là do lỗi tác nghiệp của con người, còn quy trình vẫn đầy đủ.

“Với trách nhiệm Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, tôi xin nhận trách nhiệm trước Bộ trưởng và chịu mọi hình thức kỷ luật của Bộ trưởng Giao thông Vận tải,” ông Minh nói.

[Chờ các địa phương phối hợp để giải cứu đường ngang ‘thần chết’]

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi cho biết, trung bình mỗi năm thanh tra 45 cuộc, tập trung về an toàn giao thông và kiểm soát tải trọng tàu. Năm 2017, Thanh tra Cục đã xử phạt 1.040 hành vi, năm tháng đầu năm nay xử phạt 259 hành vi của các cá nhân.

Đặc biệt, lãnh đạo Cục Đường sắt cho biết lối đi tự mở ở Nghệ An xảy ra tai nạn gần đây đã được Thanh tra Cục kiểm tra thấy rộng trên 4m nên yêu cầu địa phương thu hẹp, song chưa thực hiện.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chất vấn lãnh đạo Cục Đường sắt tại sao xử phạt nhiều vẫn xảy ra tai nạn?

Ông Khôi cho rằng, quá trình thanh kiểm tra của Cục Đường sắt đều thực hiện quy chuẩn, xử phạt và rà soát các quy định, quy trình đồng thời ngành đường sắt cần tăng cường kiểm tra kiến thức lái tàu, gác chắn đường ngang. Đặc biệt, Tổng công ty Đường sắt phải kiện toàn bộ máy cứu hộ cứu nạn. Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải tự tổ chức cứu nạn nên thiếu chuyên môn.

Gay gắt hơn, Tư lệnh ngành giao thông tiếp tục truy “yếu kém nhất của Cục Đường sắt là gì?”

Trả lời thẳng trọng tâm, theo ông Khôi, trang thiết bị thiếu như kiểm soát tải trọng ở ga, cán bộ thanh tra Cục Đường sắt không có cân tải trọng. Lực lượng dàn trải, có hơn 60 cán bộ công chức thanh tra trên dọc tuyến đường sắt đến nay không có nhà làm việc nên vẫn phải “ở chung với nhân viên đường sắt”.