Kiểm soát thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán được tăng cường

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các thực phẩm phổ biến trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2019

Vào dịp Tết, các sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn như thịt, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát.

Do vậy các địa phương kiên quyết không để các sản phẩm không bảo đảm trà trộn trên thị trường, kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu chủ các cơ sở phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm.

Theo tin xã hội, Tết Nguyên đán đang đến gần nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, bánh, kẹo và các sản phẩm từ thịt, rau củ quả tươi sống… tăng mạnh. Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo (BCÐ) liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo cho người dân đón tết, vui xuân an toàn.

thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán

Từ những phản ánh của người dân, cùng với sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, đã có nhiều vụ vi phạm về buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

Theo tổng hợp của cơ quan Quản lý thị trường Nghệ An, từ tháng 5/2016 đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã thành lập 2 đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh; 7 đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc các sở, ngành; 223 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành tuyến huyện. Theo đó, qua 757 cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra đã phát hiện 639 cơ sở vi phạm, phạt tiền 404 cơ sở… với số tiền phạt hơn 1,578 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp phát hiện, tiêu hủy 4.675 kg sản phẩm động vật; 11.300 con gia cầm không rõ nguồn gốc. Công an toàn tỉnh đã phát hiện, thu giữ nhiều sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm 40,4 tấn sản phẩm động vật, 44,4 tấn cá, 40,8 tấn măng, 45 tấn gạo lẫn tạp chất, 63.617 con gia cầm, 36.500 quả trứng gia cầm, 1.140 gói trà, 1,6 tấn đá lạnh, 9,55 tấn rau, củ, quả, 1,5 tấn nhộng tằm, 600kg cà phê thành phẩm và nguyên liệu cà phê, hàng trăm hộp sữa bột, sữa đặc, két nước ngọt, hàng chục nghìn que kem thành phẩm, 1,25 tấn đường không đảm bảo quy định về ATVSTP,…

Theo giaitrididong, các vụ việc vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, buôn bán và sản xuất hàng giả, hàng nhái đã khiến không ít người dân lo lắng, gây tâm lý hoang mang cho người dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Tình trạng đó đã được người dân phát hiện và đã có nhiều phản ánh lên các cơ quan chức năng yêu cầu cần có biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Bên cạnh nỗ lực của các cấp, ngành, lực lượng chức năng thì chính người dân là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi người dân hãy trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các thực phẩm an toàn, kiên quyết nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng… Người dân cũng không nên tích trữ, chế biến sẵn quá nhiều thực phẩm, đồ ăn trong ngày tết để tránh sử dụng thực phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. Ðối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo quy định, tạo dựng uy tín, niềm tin với người tiêu dùng.