Tiểu thương tiếc nuối khi phải di dời khu chợ dưới lòng đất ở TP.HCM

Trước thông tin phải di dời khu chợ dưới lòng đất ở công viên 23/9 (TP HCM) phải hoàn tất di dời trước ngày 30/4/2019, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại đây cảm thấy tiếc nuối.

Theo tin xã hội, Sense Market là khu chợ dưới lòng đất đầu tiên của TP.HCM được đưa vào hoạt động đầu năm 2017 tại tầng ngầm của công viên 23/9. Đây là khu vực đắc địa của trung tâm TP.HCM, cận kề khu phố Tây Bùi Viện, khu chợ được nhiều khách du lịch nước ngoài chọn làm điểm đến bên cạnh chợ Bến Thành cách đó không xa.

Di dời khu chợ dưới lòng đất

Sau cải tạo, tầng hầm của Sense Market có diện tích rộng 11.000 m2, trong đó có hơn 6.000 m2 được sử dụng làm bãi đỗ xe, phần còn lại là khu ẩm thực và mua sắm với 3 lối vào từ công viên, đường Phạm Ngũ Lão và Lê Lai.

Khu ẩm thực châu Á với gần 100 cửa hàng bán các món ăn Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản… nằm thấp hơn khu mua sắm Taka Plaza. Toàn bộ khu chợ được thiết kế xây dựng khá bắt mắt, rộng rãi.
Nằm tách biệt hẳn với khu vực bên trên công viên, Sense Market từ khi khai trương được kỳ vọng trở thành một điểm đến mới, văn minh, sạch sẽ, thân thiện thu hút khách du lịch khi đến TP.HCM.

Các quầy ẩm thực được sử dụng không gian chung với bàn, ghế rộng rãi, được trang trí khá đẹp mắt. Bên cạnh đó khu chợ còn bố trí đội bảo vệ, vệ sinh riêng thường xuyên túc trực và dọn dẹp.

Thông tin về khu chợ từ gần hai tháng qua đã khiến cho các tiểu thương khu mua sắm Taka Plaza rất hoang mang. Thời gian qua lượng khách ghé mua hàng giảm rõ rệt, các tiểu thương buôn bán cầm chừng, hàng ngày phần lớn chỉ ngồi nhìn nhau, nói chuyện và lướt điện thoại.

Sense Market được xem là khu chợ dưới lòng đất đầu tiên ở TP.HCM, nằm ngay trung tâm quận 1. Theo kết luận của UBND TP.HCM về quản lý, chỉnh trang, quy hoạch Công viên 23/9, các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại công viên này phải di dời trước ngày 30/4/2019.

Theo giaitrididong, 5.000 m2 tầng hầm được nhà đầu tư cải tạo, tái hiện không gian ẩm thực đường phố với gần 100 gian hàng. Đa số những người buôn bán trong khu vực này từng là người bán hàng rong. Đầu tư hơn 100 triệu vào gian hàng trong khu ẩm thực từ trang trí, thuê thêm nhân viên. Mỗi ngày kiếm được khoảng 4 – 5 triệu đồng và hơn một nửa đến từ khách quốc tế, nên thông tin di dời cũng thành mối lo với nhiều tiểu thương.

Cũng có ý kiến cho rằng xu hướng ngầm hóa sẽ giảm áp lực tầng mặt đất nên TP.HCM có thể xem xét duy trì các dịch vụ tại tầng hầm theo hướng ngầm hóa các dịch vụ hiện hữu tại công viên. Điều này vừa đảm bảo mặt bằng trên công viên vẫn đúng theo quy hoạch, vừa khai thác tầng hầm hiệu quả.