Đà Lạt, thành phố tôi yêu
Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm trên Cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Tây Nguyên của nước Việt Nam. Bởi vậy, Đà Lạt còn được gọi thành phố núi, thành phố cao nguyên. Nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, lại được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu vô cùng đặc biệt, một ngày ở Đà Lạt còn có thể trải nghiệm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Bởi vậy, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
Khách du lịch Đà Lạt vừa được thăm viếng, vừa thưởng thức những đặc sản Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng… Thiên nhiên và con người Đà Lạt đi vào những áng văn thơ, những bức tranh ảnh, vào nghệ thuật, và trong tim mỗi người. Song dù có cố gắng miêu tả thế nào, chỉ khi tự mình đặt chân đến, bạn mới có những cảm nhận thật nhất của riêng mình.
Ấn tượng với phong cách kiến trúc châu Âu nơi đây:
Dinh Bảo Đại: Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, ông đã từng đi du học Pháp, tiếp thu văn hóa châu Âu từ đây, bởi lẽ đó mà Dinh Bảo Đại mang đậm dấu ấn Pháp.
Nhà thờ con gà: ở Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú còn được gọi tên gọi khách là Nhà thờ Chánh Tòa. Nơi đây tập trung rất nhiều khách sạn Đà Lạt nổi tiếng như Dalat Palace, Sammy…
Nhà thờ Con gà là một trong những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu còn xót lại từ thời Pháp thuộc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất của Đà Lạt. Sở dĩ nhà thờ có tên gọi là con gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn.
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Ga Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
Còn rất nhiều điều để tôi yêu Đà Lạt, hẹn các bạn vào một bài viết khác nhé.